Tin tức

CÁC PHONG TỤC TRONG TẾT TRUNG THU Ở VIỆT NAM (P2)
  1. Hát trống quân

Ở miền Bắc, vào dịp Tết Trung Thu thường có tục hát trống quân. Nghĩa là 2 đội bên nam và bên nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, tạo ra những âm thanh "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát rất thu hút. Những câu hát thường được hát theo vần, theo ý.

hat-trong-quan

Hát trống quân cũng đã trở thành 1 di sản văn hóa Việt Nam, cần phải được gìn giữ và trân trọng.

2.Ngắm trăng

Ngày xưa, ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia vào năm sắp tới. Nếu trăng thu màu vàng thì người dân vui mừng vì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì dân phải lo lắng tích trữ vì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ được thịnh trị.

ngam-trang

Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây

chu-cuoi

Khi nhìn lên Mặt Trăng, chúng ta có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng đó chính là chú Cuội và gốc cây đa của chú.

3.Tục tặng quà

Việc tặng quà trung thu là dịp bày tỏ sự biết ơn của người lớn và cũng là dịp thể hiện sự quan tâm đến với các em thiếu nhi

tang-banh-trung-thu-2018

Quà tặng vào dịp này đa phần là các hộp bánh trung thu hay những chiếc lồng đèn xinh xắn. Khoogn chỉ trong gia đình, mà ở các cơ quan, doanh nghiệp cũng tặng quà cho khách hàng, đối tác, cho các cán bộ công nhân viên nội bộ.

banh-trung-thu-tang -qua

← Bài trước
Bài sau →