Tin tức

5 ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ TRUNG THU

5 Điều Bạn Cần Biết Về Trung Thu

Rơi vào ngày 13 tháng 9, Trung thu năm nay đang đến rất gần rồi đấy. Nhưng lễ hội này thật chất ở đâu mà có và mọi người tổ chức nó như thế nào? Dưới đây là 5 điều bạn cần biết nè.

Tại sao lại chọn ngày 15 tháng 8 là ngày Trung thu?

Trung thu là một lễ hội truyền thống được tổ chức ở Trung Quốc cũng như các nước châu Á khác. Đây là 1 trong những ngày lễ rất quan trọng tại đây.

Nhưng tại sao người Trung Quốc lại tổ chức vào ngày 15 tháng 8? Ắt hẳn phải là có liên quan đến mặt trăng rồi. Từ thời xưa, Trung Quốc đã sử dụng âm lịch. Không giống với dương lịch là dựa vào chu kỳ Mặt Trời, thì âm lịch sẽ kéo dài 30 ngày – từ đầu chu kỳ mặt trăng này cho đến đầu chu kỳ tiếp theo. Trăng Tròn thường sẽ xuất hiện vào giữa tháng. Một năm sẽ được chia thành 4 mùa, mỗi mùa có 3 tháng. Trung thu thường là ngày giữa mùa thu với trăng tròn đến tuyệt hảo.

Đây là lễ hội về Đêm hội Trăng tròn.

Ở văn hóa phương Tây, mặt trăng tròn đôi khi gắn liền với hình ảnh của chó sói, đặc biệt thường thấy trong ngày Halloween. Còn ở văn hóa Trung Quốc, ánh sáng tròn vành vạnh của Trăng gắn liền với thời gian tốt đẹp nhất của tháng. Đó là lí do vì sao người ta cũng gọi Tết Trung Thu là ngày Hội Trăng tròn.

Trăng tròn là hình dạng phổ biến nhất ở văn hóa phương Đông. Với người châu Á, vòng tròn là biểu tượng của sự hoàn hảo, sự thống nhất và đoàn kết. Trong tiếng Trung, hoàn hảo - yuánmăn – được kết hợp từ 2 ký tự (圆满). Khi bạn tách 2 kí tự đó ra, cả 2 đều có nghĩa là đầy đặn.

Có rất nhiều nhà thơ đã cho ra đời những bài thờ về trăng và sự sum họp gia đình. Bài thơ nổi tiếng nhất trong số đó chính là ‘Tĩnh dạ tứ’ được viết bởi nhà thơ huyền thoại Lý Bạch vào thời Đường. Một trong những câu thơ nổi tiếng của ông: ‘Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, cúi đầu nhớ quê nhà’.

Lễ Tạ ơn của Trung Quốc? Có vài điều tương đồng đấy

Giống như Lễ Tạ ơn tại phương Tây, Đêm Trăng rằm mang ý nghĩa là sự sum họp gia đình, mùa màng bội thu và bày tỏ lòng biết ơn. Mùa thu chính là mùa của sự thu hoạch. Những gia đình Trung Quốc lấy ngày này để tự thưởng cho họ và biết ơn trời đất sau một mùa màng bội thu. Từ thời xưa, cúng trăng cũng là một phần của buổi lễ.

Tuy nhiên, món ăn là điểm khác biệt duy nhất. Lễ Tạ ơn ở Mỹ cũng như Canada luôn gắn liền với món Gà Tây. Còn ở Trung Quốc, Trung Thu lại chính là thời điểm để thưởng thức món tráng miệng tuyệt vời đó chính là bánh Trung thu.

Bánh Trung thu: luôn có cái gì đó ngon tuyệt để ăn vào Tết Trung thu

Những chiếc bánh Trung thu có được tên gọi đấy vì vẻ ngoài của nó có hình dạng như trăng tròn. Bánh Trung thu truyền thống là loại bánh hình tròn có nhân ngọt được làm từ hạt sen hoặc bột đậu đỏ. Những khu vực khác nhau sẽ có khẩu vị khác nhau. Ở Hồng Kông, nhân bánh được làm từ hạt sen và trứng muối là được ưa chuộng nhất tại đây. Tại Vùng Duyên hải phía Đông Trung Quốc, Thượng Hải, lớp vỏ giòn tan bên ngoài sẽ bao phủ cho lớp nhân thơm nồng giăm bông hoặc thịt. Còn tại Bắc Kinh, bánh Trung thu được làm từ các loại hạt, đậu đỏ hoặc táo tàu bên trong lớp vỏ mềm mịn.

Chiêm ngưỡng Thủy triều sông Tiền Đường, treo lồng đèn đỏ- đa dạng cách đón Trăng nhưng tất cả đều liên quan đến mặt trăng

Ở những tỉnh khác nhau của Trung Quốc sẽ có những cách khác nhau để đón Trung thu, nhưng hai hoạt động chung trong mọi nhà đều là thưởng thức bánh trung thu và ngắm trăng cùng nhau.

Tại tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc, xem thủy triều sông Tiền Đường là một lễ hội truyền thống và cổ xưa của tỉnh này. Cửa vịnh Hằng Châu là nơi con sông đổ ra biển có với chiều rộng 100km, nhưng càng vào sâu đất liền bề rộng mặt sông càng thu hẹp nên sóng biển sẽ dâng cao, tạo ra cảnh tượng hung vĩ khiến nhiều người trầm trồ. Thủy triều trên sông Tiền Đường thường đạt đỉnh vào Rằm tháng Tám nên đã thu hút rất nhiều người đến xem. Chỉ có thêm 2 nơi nữa trên Trái Đất mà bạn có thể xem được hiện tượng này đó chính là sông Amazon ở Brazil và sông Severn tại Anh mà thôi.

Ở phía Nam Trung Quốc, đèn lồng cũng là 1 yếu tố cần thiết trong Tết Trung thu vì nó có liên quan đến mặt trăng. Vào thời cổ đại, nó có liên quan đến một chiếc đèn lồng hình quả cầu được làm thủ công với một cây nến bên trong. Công nghệ hiện đại ngày nay đã giữ truyền thống này còn tồn tại đến nay, giúp biến lễ hội này thành một buổi trình diễn ánh sáng hằng năm.

Còn tại Quảng Đông và Đài Loan, người ta thường thắp những khinh khí cầu nhỏ, đèn lồng hoặc đèn lồng Kongming với những lời ước được viết trên đấy và thả chúng ra. Họ tin rằng, điều ước của họ sẽ thành hiện thực khi những chiếc đèn lồng bay lên trời cao.

← Bài trước
Bài sau →