Tin tức
Tết Trung thu là dịp lễ hội lớn nhiều màu sắc không chỉ ở Việt Nam mà trên nhiều quốc gia châu Á khác. Do có sự khác nhau về phong tục tập quán, cách đón tết Trung thu ở mỗi quốc gia mang một màu sắc riêng. Trung thu sắp tới, có ai có ý định du lịch để thưởng ngoạn cái tết Trung thu ở nước ngoài chưa? Chắc hẳn đó sẽ là một trải nghiệm thú vị. Hãy cùng khám vá một vòng châu Á.
- Trung Quốc
Ở Trung Hoa, Tết Trung Thu đã từ thời Đường Huyền Tông (Đường Minh Hoàng), đầu thế kỷ thứ 8. Từ xa xưa, Trung Thu là dịp rất quan trọng của họ với nhiều hoạt động sôi nổi.
Trung thu, người Trung Hoa có tục ngắm trăng và tế trăng – tập tục được nhắc đến nhiều trong sử sách. Tế trăng là việc không thể thiếu của người Trung Quốc. Các thiếu nữ cúng trăng chủ yếu mong muốn mình có vẻ đẹp thanh cao thuần khiết như Hằng nga, trắng trong vĩnh cửu tựa mặt trăng. Trên bàn tế bày biện rất nhiều thứ, quan trọng nhất là bánh trung thu và dưa hấu. Dưa hấu còn phải tỉa thành hình hoa sen.
Đêm rằm tháng 8, người Trung Quốc có thói quen ăn bánh trung thu. Ăn bánh và ngắm trăng là việc không thể thiếu trong đêm Trung thu vì nó tượng trưng cho sự đoàn viên. Người dân cũng gửi gắm nhiều tâm tư tình cảm vào chiếc bánh: tình yêu quê hương, người thân, cầu mong cuộc sống viên mãn, …
Một hoạt động quan trọng nữa vào tết Trung thu của người Trung hoa là thả đèn hoa đăng – hoạt động rất có ý nghĩa với thiếu nữ và các em nhỏ. Họ dùng giấy dầu xếp thành hình hoa sen, thắp một ngọn nến nhỏ sau đó thành khẩn cầu nguyện. Người ta tin rằng ngọn đèn sẽ mang ước nguyện của họ đi xa và trở thành sự thật.
Thả đèn hoa đăng ở Trung Quốc
Một nét đặc sắc nữa của tết Trung thu ở Trung Quốc đó là trò chơi giải câu đố. Trò chơi này được các nam thanh nữ tú rất ưa chuộng từ xưa đến nay. Vô số giai thoại về tình yêu được tạo nên từ trò chơi này. Vì thế, giải câu đố cũng là một hình thức tỏ tình của những bạn trẻ.
Tất nhiên không thể thiếu những hoạt động phá cỗ, rước đèn, múa rồng,… như ở Việt Nam
- Hàn Quốc
Tết Trung Thu - Chuseok là một trong ba dịp lễ chính của Hàn Quốc, cùng với Seollal (Ngày đầu năm mới) và Dano (ngày mùng 5, tháng 5 âm lịch. Không chỉ là “tết thiếu nhi”, tết Trung Thu còn là dịp sum họp gia đình, kính nhớ ông bà tổ tiên và cũng là mùa lễ hội nhộn nhịp.
Một trong những việc quan trọng nhất trong dịp Chuseok là việc thể hiện đạo lý và lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên. Con cháu sẽ cùng nhau thăm mộ tổ, dọn dẹp phần cỏ dại quanh mộ và dâng cúng một mâm đầy hoa quả và ngũ cốc. Vào buổi sáng đầu tiên của ngày lễ Chuseok toàn bộ thành viên trong gia đình sẽ tập trung tại gian nhà chính thực hiện những nghi lễ tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Sau khi nghi lễ thực hiện xong, con cháu tập trung lại để “hưởng lộc” của tổ tiên ban cho.
Tục tảo mộ và bàn cúng tổ tiên
Không thể không kể đến những trò chơi truyền thống được tổ chức trong dịp lễ lớn này. Ganggangsulae là trò chơi tiêu biểu trong dịp Chuseok được truyền lại từ những người phụ nữ thuộc tỉnh Seonamhaean. Cách thức trò chơi này là những người phụ nữ dưới ánh trăng rằm, trong trang phục truyền thống nắm tay nhau, xếp thành vòng tròn vừa ca hát vừa nhảy múa. Ngoài ra, người dân Hàn còn tổ chức những trò chơi khác như Juldarigi - kéo co, Ssireum - đấu vật, …
Ganggangsulae
Tết Trung Thu được tổ chức vào vụ mùa nên những nguyên liệu làm món ăn được làm từ những sản phẩm mới thu hoạch được như ngũ cốc, thịt, gạo,… Tiêu biểu là bánh trung thu Hàn Quốc - Songpyeon, có hình trăng khuyết hoặc hình bán nguyệt chứ không phải hình tròn hoặc vuông như bánh trung thu ở nhiều nước châu Á. Món bánh gạo này được làm từ bột gạo nhào đến kích cỡ nhỏ hơn chút ít quả bóng gôn và có nhân là hạt vừng, đậu, đâu đỏ, hạt dẻ, hoặc các nguyên liệu bổ dưỡng khác. Khi hấp songpyeon, bánh gạo được xếp lớp với lá thông để tạo thêm hương thơm quyến rũ của lá thông.
Songpyeon
Lễ Chuseok cũng là dịp các gia đình sum họp ăn uống và tiếp đãi bạn bè nên men rượu là thứ không thể thiếu trên bà tiệc. Ngoài rượu truyền Soju còn có một loại rượu truyền thống được làm từ gạo mới gọi là Baekju.
- Singapore
Đa số người dân quốc đảo sư tử là người gốc Hoa, vì thế tết Trung thu cũng được du nhập theo dòng người nhập như đến hòn đảo này. Một điều hiển nhiên là Trung Thu ở đây rất giống với Trung thu cổ truyền ở Trung Quốc. Nhưng nhờ sự giao thoa văn hóa các dân tộc, giao thoa giữa xưa và nay, tết Trung thu của quốc đảo mang những nét độc đáo riêng mình mà không làm mất đi những giá trị truyền thống mà không bị xóa nhòa bởi nếp sống hiện đại. Những hoạt động lễ hội tiêu biểu như bày trí đèn lồng, ăn bánh trung thu, múa rồng,… người dân nơi đây còn tổ chức những hoạt động mới và hấp dẫn.
Một góc nhìn từ Trung thu ở Singapore
Làm lồng đèn là truyền thống từ thời xa xưa nhưng do nhịp sống hiện đại khiến họ không còn thời gian giữ tập tục này. Nhiều trường học, tổ chức xã hội không muốn truyền thống này bị mai một, họ tổ chức những cuộc thi đèn lồng với những giải thưởng hết sức hấp dẫn cho người thắng cuộc. Ngoài đèn lồng truyền thống, du khách có thể dễ dàng bắt gặp được những biến tấu của chiếc đèn lồng như hình dáng những con vật, nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh hay những hình dạng độc đáo khác.
Hình ảnh những chiếc đèn lồng độc đáo
Đặt chân lên quốc đảo vào dịp trung thu này, không thể bỏ qua bữa tiệc trăng trên bãi biển. Mặt trăng tròn thả ánh sáng ngọc ngà của mình xuống mặt nước. Mặt biển như được tráng bạc, trở nên lấp lánh, rực rỡ. Trên bờ là hình ảnh của lễ hội lồng đèn lung linh, nhộn nhịp.
- Nhật Bản
Cuối cùng hãy đến với tết Trung thu của người Nhật. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa từ xa xưa nhưng Trung thu ở đây tuy không được tổ chức rầm rộ nhưng lại mang nhiều nét khác biệt độc đáo nhất.
Tết trung thu ở Nhật Bản có tên là Otsukimi, nghĩa đen là ngắm trăng. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh mặt trăng mùa thu, cũng là nơi người Nhật ăn mừng mùa gặt. Khác với lễ trung thu ở các nước châu Á, Otsukimi được tổ chức hai lần trong năm là 15 tháng 8 và 13 tháng 9 âm lịch
Trẻ em Nhật Bản rước đèn cá chép trong các hội thưởng trăng. Đứa trẻ nào cũng có đèn cá chép kể từ khi lọt lòng mẹ vì cá chép tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các em trai. Truyền thuyết cho rằng cá chép là hiện thân của võ sĩ SAMURAI vì nó dám lội ngược dòng thác nước.
Lồng đèn cá chép và trẻ em Nhật
Lễ Otsukimi có những truyền thống bao gồm trưng bày đồ trang trí được làm từ hoa cỏ dại. Vật trang trí phổ biến nhất thường thấy là cỏ lau (Susuki). Từ xưa, cỏ lau được xem là hiện thân của thần mặt trăng, đem đến sự sung túc cho gia đình và mùa màng bội thu. Ngoài ra, người Nhật tin rằng hình dáng của cỏ lau có thể xua đuổi ma quỷ.
Có lẽ những chiếc bánh Tsukimi dango (còn được coi là bánh trung thu Nhật Bản) tròn tròn nhỏ nhỏ xinh xinh không có gì xa lạ với những ai đam mê ẩm thực Nhật Bản. Người dân cúng Tsukimi dango để ca ngợi vẻ đẹp của chị Hằng. Đồ tế được để ở hiên nhà, gần cửa sổ hay bất cứ nơi nào nhìn thấy trăng rõ nhất. Nếu trẻ em tự ý đến lấy ăn được coi là điềm may mắn.
Tsukimi dango
ĐẠI LÝ BÁNH TRUNG THU CỐNG QUỲNH
Chuyên Phân Phối Các Loại Bánh Trung Thu Givral -Brodard -Kinh Đô- Như lan- Hỷ Lâm Môn
Chiết khấu tới 30% - Giao hàng miễn phí tận nơi-Xuất Hóa Đơn VAT
Địa chỉ: 20 Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang, Quận 1, TP.HCM
CN Thủ Đức: 33 Đường 48, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP.HCM
Hotline: 0906 986 885 - 0933 138 885
Tel: 08.38374987 Fax: 08. 38360973
Email : banhtrungthu999@gmail.com
Website: dailybanhtrungthu.com.vn
Facebook: facebook.com/dailybanhtrungthu.com.vn