Tin tức

Truyền Thống Tết Trung Thu Tại Việt Nam

Lịch sử và kỷ niệm ngày Tết Trung thu

Ở Việt Nam, Tết trung thu là một trong những lễ hội lớn nhất của đất nước ta và cũng là một ngày truyền thống được tổ chức hằng năm vào ngày 15/8 Âm lịch. Tết Trung thu cũng là một trong hai lễ hội phổ biến nhất ở Việt Nam, và có ý nghĩa đối với các gia đình Việt Nam rất nhiều năm.

Không giống với Trung Quốc, nguồn gốc Tết Trung thu ở Việt Nam hoàn toàn khác. Người ta nói rằng, vào ban đầu Tết Trung thu là cơ hội để bố mẹ bù đắp cho con cái của họ sau mùa thu hoạch vào khoảng tháng 9( thường rơi vào tháng 8 Âm lịch), và các bậc cha mẹ đã khao khát được dành thời gian nhiều hơn cho con mình cũng như làm những điều đặc biệt cho chúng, cũng như ăn mừng mùa vụ thu hoạch sau khoảng thời gian làm việc cật lực và xa gia đình. Buổi lễ sẽ được tổ chức dưới ánh trăng rằm, đại diện cho sự viên mãn và thịnh vượng.

don-tet-trung-thu-2019

Tết Trung thu ở Việt Nam cũng tựa như sự kết hợp giữa ngày Halloween và Lễ Tạ ơn ở phương Tây. Trẻ em diễu hành trên phố vừa ca hát vừa cầm mang những loại đèn lồng khác nhau cả về màu sắc lẫn kích thước. Một vài hình dạng đèn lồng phổ biến đó chính là con cá, ngôi sao, bươm bướm, đèn lồng sẽ quay khi thắp một ngọn nến ở giữa, điều đó đại diện cho hình tượng trái đất xoay quanh mặt trời.

Người Việt Nam tổ chức Tết Trung thu như thế nào?

Có rất nhiều hoạt động đa dạng được tổ chức vào dịp Trăng rằm. Những hoạt động chính bao gồm ăn bánh trung thu, mang những chiếc đèn lồng hình cá chép và cầu trời đất.

Thắp đèn lồng suốt đêm Trung thu cũng là một truyền thống của người dân Việt Nam. Có một truyền thuyết kể rằng, có một linh hồn cá chép đã giết rất nhiều người vào đêm Trung thu, vì thế nên không có gia đình nào dám ra ngoài vào đêm đó.

den-long-ca-chep-trung-thu-2019

Sau đó, một người đàn ông khôn ngoan đã có một ý tưởng. Anh ta làm một chiếc đèn lồng hình cá chép và đặt một cây gậy nhỏ trong bụng nó, và khuyên mọi người nếu có đi ra ngoài hãy cầm theo đèn lồng cá chép. Linh hồn cá chép kinh hoàng trước ánh sáng tỏa ra từ lồng đèn và không dám ra ngoài để giết ai kể từ đó nữa.

Trẻ em bây giờ đã có nhiều loại đèn giấy để chơi cùng nhau hơn, cùng chơi dưới trăng và ăn bánh trung thu trong suốt ngày Trăng rằm.

Những hoạt động khác

Ngoài ra, một loạt các hoạt động văn hóa nghệ thuật thú vị khác cũng được tổ chức trên khắp Việt Nam trong dịp trung thu như là đua thuyền rồng, múa lân và hội chợ đèn lồng nhằm tăng thêm vẻ lộng lẫy cho buổi tiệc. Cùng nhấm trà và dùng các loại bánh trung thu 2019, quây quần kể chuyện cùng nhau là điều không thể thiếu vào dịp Tết trung thu mỗi năm của các gia đình Việt Nam

mua-lan-trung-thu-2019

Tết Trung Thu ngày nay.

Ngày nay, Tết trung thu được xem như là ngày Thiếu nhi thứ hai. Ngày hội được tổ chức với mong muốn là trẻ em mang theo lồng đèn của chúng và tham gia những nhóm múa lân.

don-trung-thu-2019-cung-gia-dinh

Hiện nay, bố mẹ không còn dành nhiều thời gian để giúp con cái họ làm đèn lồng nữa vì họ có thể mua ở các cửa hàng hoặc phố lồng đèn. Nhưng bố mẹ luôn muốn thể hiện tình yêu của họ dành cho con cái và dạy chúng về tình yêu nước. Đó là những gì ở lại cùng chúng ta cho đến bây giờ.

← Bài trước
Bài sau →