Tin tức

CÁC PHONG TỤC TRONG TẾT TRUNG THU Ở VIỆT NAM

Đã trở thành nét đẹp cổ truyền lâu đời ở Việt Nam, hằng năm cứ đến Tết Trung thu, dù bận rộn thế nào người ta vẫn không thể quên những tập tục sau đây

  1. Rước đèn:

Cứ đên Trung thu, người ta lại tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm trung thu. Để tăng thêm phần thú vị, những người lớn còn phân công nhau làm những lồng đèn ông sao thật lớn và thật đẹp để thi thố với nhau trong lễ rước đèn.

trung-thu-ruoc-den

Đặc biệt tại Phan Thiết, người ta tổ chức rước đèn quy mô lớn với số lượng học sinh lên đến hàng ngàn em đi khắp các đường phố, lễ hội này được xác lập kỷ lục là lễ hội lớn nhất Việt Nam. Đây là lễ hội rước đèn trung thu truyền thống đã có từ hàng trăm năm nay, và quy mô của lễ mỗi năm một hoành tráng và to lớn hơn.

Tại Tuyên Quang cũng có lễ hội rước đèn lớn, huy động hoàn toàn từ sự sáng tạo của người dân, từng làng từng xóm và chưa bị thương mại hóa.

ruoc-den-trung-thu-2018

2.Múa lân:

Múa lân (miền Bắc thường gọi là múa sư tử) thường được tổ chức từ trước tết Trung Thu nhưng nhộn nhịp nhất vẫn là hai đêm 15 và 16 tháng 8 âm lịch, tức đêm Trung Thu

Hiện nay vào dịp Tết Trung thu, luôn có những nhóm múa lân thương mại để phục vụ cho nhu cầu của các em thiếu nhi

mua-lan-trung-thu

3.Bày cỗ:

Mâm cỗ Trung Thu thông thường được bày biện đầy màu sắc với các loại hoa quả, các loại bánh trung thu có hình lợn mẹ với đàn lợn con béo múp míp, hoặc hình cá chép. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được.

bay-co-trung-thu

Thay vì việc đốt pháo đã không được cho phép, người ta sẽ sử dụng bằng hạt bưởi. Hạt bưởi được bóc vỏ và xiên vào những sợi dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra để đốt sáng.

bay-co-trung-thu

Giây phút được mọi người mong đợi nhất là thời điểm phá cỗ, đó là khi trăng lên cao, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu bên mâm cỗ đã được chuẩn bị rất chu đáo.

mam-co-trung-thu4.Làm đồ chơi Trung thu

Vào dịp Trung Thu, các loại mặt nạ, đèn ông sư, đèn ông sao và đầu sư tử là các loại đồ chơi phổ biến được các trẻ em yêu thích nhất. Các loại mặt nạ này thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, với các hình phổ biến về các nhân vật trẻ em yêu thích bấy giờ như: đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Bạch Cốt Tinh...

do-choi-trung-thu

tro-choi-trung-thu

Còn tại miền Bắc, trước đây các đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết Trung thu rất hiếm, phần lớn người ta thường tự tay làm lấy đồ chơi như trống bỏi, đèn ông sư, đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, tò he, chong chóng... cho trẻ em trong gia đình.

den-trung-thu-ngoi-sao

Ngày nay, phần lớn đồ chơi ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc, các loại mặt nạ được làm bằng nhựa mỏng, không đẹp bằng mặt nạ thời trước.

(còn tiếp)...

← Bài trước
Bài sau →