Tin tức

Bày Trí Mâm Cỗ Cúng Rằm Trung Thu

Rằm trung thu là ngày trăng tròn, vào ngày này, sau giờ ăn tối, các thành viên trong gia đình thường ngồi lại với nhau để cùng ngắm trăng, uống trà và ăn bánh Trung thu. Vì vậy, bày trí mâm cỗ cúng rằm trung thu cũng phải đẹp mắt và hấp dẫn.

Trung thu là gì?

Vào đêm trung thu, các em nhỏ sẽ tụ họp lại với nhau và đốt những cây đèn lồng đầy màu sắc và đa dạng về kích thước. Ngoài ra đây còn là dịp để người lớn thể hiện tình yêu thương đối với con trẻ. 

Trung thu là ngày nào trong năm? 

Theo quan niệm từ xa xưa, Trung thu sẽ là ngày 15/8 âm lịch hàng năm. Chọn ngày này vì vào hôm ấy, trăng tròn và sáng nhất trong năm. 

Tên gọi khác của tết trung thu

Ngoài tên gọi "Tết trung thu" thì còn có những tên gọi khác như: 

  • Tết thiếu nhi: lúc đầu, ngày này là ngày dành cho cả người lớn và trẻ em. Nhưng sau này, vào dịp trung thu sẽ có nhiều hoạt động dành cho trẻ em (như: phá cỗ, rước đèn,...). Ngoài ra, cũng là dịp để người lớn bày tỏ tình yêu thương dành cho trẻ em. 
  • Tết trông trăng: vì vào ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng Trung thu với nhiều loại hoa quả, bánh kẹo và đặc biệt là bánh trung thu. Sau khi tổ chức cúng, khấn vái xong xuôi thì mọi người cùng nhau quây quần phá cỗ, ngắm trăng. 
  • Tết đoàn viên: cũng bởi vì mọi người cùng ngồi lại với nhau ngắm trăng, ăn bánh mang lại không khí sum vầy,  vui tươi nên còn được gọi là tết đoàn viên.
  • Ngoài ra, Tết trung thu còn được gọi là tết nguyên tiêu, Tịch Nguyệt,  Trọng Thu, ....

Nguồn gốc lịch sử  

Theo quan niệm xưa, tết trung thu bắt nguồn từ câu chuyện về Chú Cuội và chị Hằng. Chuyện kể rằng, Hằng Nga-nàng tiên luôn yêu trẻ em nhưng không được phép giáng trần, vì muốn học cách làm bánh ở trần gian để chuẩn bị cho cuộc thi làm bánh ngày rằm do Ngọc Hoàng tổ chức nên đã giáng trần. Nàng gặp Cuội và làm được loại bánh ngon tuyệt trần và được các em nhỏ khen ngon. 

Khi Hằng Nga đem bánh về trời để dự thi thì Cuội lại lưu luyến không muốn nàng đi, nên nàng đã kéo theo cả Cuội và cây đa đầu làng Lên cung trăng. Bánh của chị Hằng đoạt giải nhất trong cuộc thi nên được lấy tên là bánh Trung thu, Ngọc Hoàng cũng cho phép nàng và chú Cuội được xuống trần gian chơi với các em vào dịp trung thu. 

Ý nghĩa của trung thu

Cha ông chúng ta thường mượn dịp Tết trung thu để bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ bằng những món quà, những lời thăm hỏi; bày tỏ sự quan tâm, yêu thương đối với con, em, cháu qua những lời thăm hỏi, động viên. 

Thời xa xưa, Tết trung thu còn là dịp để người ta ngắm Trăng, tiên đoán mùa màng và lớn hơn là vận mệnh đất nước.

Các nước Châu Á đều đón Tết trung thu với nhiều cảm xúc cũng như phương thức khác nhau: 

https://trungthu.congquynh.vn/5-dieu-khac-biet-tet-trung-thu-viet-nam-voi-trung-139

Gợi ý các cách bày trí mâm cỗ cúng rằm trung thu

Trong mâm cỗ trung thu, người ta sẽ trưng bày các loại hoa quả. Tùy vào văn hóa của mỗi vùng miền mà sẽ có những loại quả khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý về cách bày trí giúp mâm cỗ trở nên bắt mắt, thứ vị hơn. 

Chú chó bằng quả bưởi

Nguyên liệu: 

- 1 loại quả dài để làm thân (có thể dùng đu đủ, dưa vàng hoặc dưa hấu loại nhỏ và thuôn dài)

- 1 loại quả hình tròn để làm đầu (có thể dùng Cam,  táo, lê,...)

- 3 -4 quả bưởi nên chọn loại bưởi trắng hoặc hồng đậm,  có tép dài để lông chó được đẹp.

- 2 hạt nhãn hoặc nho đen để làm mắt

- Ớt, cà rốt hoặc giấy màu để làm lưỡi

- 2 que xiên dài

- 1 hộp tăm

- Giỏ hoặc dĩa để trang trí.

Cách làm:

Ở đây, chúng tôi chọn quả dưa làm thân và quả táo làm đầu. Cắt phẳng phần đầu quả dưa và quả táo. Nối lại với nhau bằng xiên que dài. 

Sau đó cắt bằng phần đáy để chú chó có thể đứng trên giỏ hoặc dĩa. 

Làm phần "lông": gọt và tách từng múi bưởi (lưu ý tách cẩn thận,  tránh để tép bưởi bên trong bị nát). Bốc xoè múi bưởi ra nhưng vẫn để tép bưởi dính vào vỏ. Có thể dùng tăm để tách từng tép bưởi. Các tép bưởi xoè càng đều thì "lông" của chú chó càng đẹp. 

Dùng tăm nhọn bẻ đôi để ghim những múi bưởi vào thân (chú ý ghim từ đỉnh đầu xuống và ghim 1 hàng ngang chạy hết sống lưng trước) sau đó đắp lại những chỗ hở để toàn thân chú chó được phủ kín bằng bưởi. 

Cuối cùng, gắn 2 hạt nhãn để làm mắt. Dùng quả ớt làm lưỡi. Có thể thêm nơ để chú chó trở nên điệu đà hơn. 

Chú chó bưởi

Chú nhím bằng quả lê và nho 

Chuẩn bị

- 1 trái lê xanh

- 1 chùm nho xanh

- 1 quả nho đen

- Que tăm

- Dao

Cách làm

- Đầu tiên, chia quả lê ra thành 2 phần (1 đầu bầu và 1 đầu nhọn). Gọt bỏ lớp vỏ của phần đầu nhọn để làm đầu con nhím. 

- Lấy tăm xuyên qua quả nho xanh (1 tăm khoảng 2 -3 quả) . 

- Ghim những que tăm đã xuyên nho xanh vào đầu bầu của quả lê.

- Cuối cùng gắn quả nho đen vào đầu phần nhọn để làm mũi. Vậy là hoàn thành chú nhím bằng nho xanh và lê rồi. 

Chú nhím từ lê và nho 

Chú thỏ trái cây 

Nguyên liệu 

- 1 quả dưa hấu (chọn quả có độ lớn phù hợp với nhu cầu của bạn) .

- Các loại trái cây mà bạn thích.

Cách làm

- Tạo hình chú thỏ từ bên ngoài rồi khắc sâu vào trong.

- Sau đó lấy hết phần ruột bên trong ra và để trái cây bạn thích vào (trái Cây đã được bỏ vỏ và cắt thành từng khối). Vậy là hoàn thành chú  thỏ trái cây siêu dễ thương rồi. 

Chú thỏ trái cây 

Trên đây là 1 vài gợi ý cách bày trí mâm cỗ cúng rằm trung thu. Đi cùng với mâm cỗ đẹp thì bánh trung thu cũng nên được chú trọng. Liên hệ https://trungthu.congquynh.vn để đặt ngay 1 chiếc bánh trung thu chất lượng, chỉnh chu từ trong ra ngoài, cho gia đình và người thân nhé.

NPP BÁNH TRUNG THU CỐNG QUỲNH

Công Ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Dịch Vụ TVA          MST: 0315818543

Địa chỉ: 20 Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang, Quận 1, TP.HCM

CN Thủ Đức: 33 Đường 48, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP HCM

Hotline: 0906309885     0933138885       0906986885   

Tel: 02838374987             Fax: 028 38360973

Email : kinhdoanh@congquynh.vn         banhtrungthu999@gmail.com

Website: trungthu.congquynh.vn           Facebook: facebook.com/dailybanhtrungthu.com.vn

Bánh Trung Thu Kinh Đô – Givral –Brodard - Như Lan Chiết Khấu Cao, Giao Hàng Nhanh

NPP bánh trung thu Cống Quỳnh  Địa chỉ MUA BANH TRUNG THU 2020 UY TIN TP HO CHI MINH

← Bài trước
Bài sau →